MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THÁNG 1, 2/2023
1. Tiếp tục tuyên truyền nội dung các nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương khóa XIII; các nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị; kết
quả Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV; Kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
XIV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) và những nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp.
2. Tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ, có hiệu quả các nội dung, yêu cầu tại Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18/11/2022 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 28/11/2022 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 và Thông báo số 797-TB/TU
ngày 15/12/2022 của Tỉnh ủy; bảo đảm tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân vui
xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Thực
hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức các lễ hội Xuân trước, trong và sau dịp
Tết Nguyên đán theo đúng quy định.
3. Tiếp
tục quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số
12-NQ/TU ngày 28/11/2022 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 và chủ đề công
tác năm về “Nâng cao hiệu quả thu hút
đầu tư và chất lượng đời sống Nhân dân”; Nghị quyết số 04-NQ/ĐUK ngày 17/12/2022 của Ban
Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh về phương hướng, nhiệm
vụ năm 2023 và chủ đề công tác năm về “Nâng cao chất lượng tổ chức đảng ở cơ sở;
tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật Đảng”.
4. Quán triệt, triển
khai các văn bản chỉ đạo của Tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023: (1)
Chỉ thị số 19-CT/TW ngày
18/11/2022 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 28/11/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023; (2) Thông báo số 797-TB/TU ngày
15/12/2022 của Tỉnh ủy; bảo đảm tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân vui xuân,
đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Thực
hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức các lễ hội Xuân trước, trong và sau dịp
Tết Nguyên đán theo đúng quy định.
5. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, người lao động thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên
đán Quý Mão, kịp thời báo cáo, xử lý các vấn đề tư tưởng phát sinh. Quan tâm đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch, phản động; xây dựng niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng
thuận của Nhân dân đối với Đảng; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục
xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
6. Tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền về những thành tựu của
đất nước, của tỉnh; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hóa, thể
thao, lễ hội trong dịp Tết gắn với thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 22/7/2022
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng
Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023).
7. Tuyên
truyền các hoạt động kỷ niệm, các sự kiện của đất nước
trong tháng 01, tháng 02/2023: 77
năm ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2023);
44 năm ngày chiến thắng biên giới Tây Nam (07/01/1979 – 07/01/2023); 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023); 82 năm
ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 - 28/01/2023);
93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2023)…
CÁC
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 04-NQ/ĐUK NGÀY
17/12/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH VỀ
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2023
Năm
2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,
năm có tính quyết định, tạo tiền đề cho việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu,
kế hoạch đề ra giai đoạn 2020-2025; năm tổ chức kỷ niệm 60
năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 - 30/10/2023). Dự báo tình hình thế giới, trong
nước và Tỉnh có những thuận lợi và khó khăn đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn cả về chính trị, an
ninh, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh … tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói chung và
tâm lý, đời sống, tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của cán bộ, đảng viên,
tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Khối.
Quán triệt, thực hiện
Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy “về phương hướng, nhiệm vụ
năm 2023” và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối xác định chủ đề
công tác năm 2023 là: “Nâng cao chất lượng tổ chức đảng ở cơ sở; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng” với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu:
1. Mục tiêu: Phát huy dân chủ, đoàn kết,
sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
của cán bộ, đảng viên; củng cố, nâng cao vai trò vị thế lãnh đạo của tổ chức đảng
ở cơ sở; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Trong đó: (1) 100%
cán bộ, đảng viên được tham gia học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các
cấp và viết bài thu hoạch sau học tập (nếu
có); 100% cán bộ, đảng viên viết cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên năm 2023.
(2)
Tổ chức tối thiểu 08 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới, đối
tượng kết nạp Đảng. 100% các đồng chí Bí thư chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở
được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng. (3) Kết nạp đảng viên mới đạt từ 03%
trở lên so với tổng số đảng viên của đảng bộ từ đầu năm. (4) Phấn đấu tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 90% trở lên, trong đó 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. (5)
100% chi, đảng bộ cơ sở xây dựng, thực hiện hiệu quả chương trình công tác của
cấp ủy, chi bộ; chương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra. Mỗi chi, đảng bộ cơ sở, Ủy ban kiểm tra cơ sở
xây dựng và thực hiện ít nhất 01 cuộc kiểm tra và 01 cuộc giám sát chuyên đề. (6)
Trên 80% đảng viên, tổ chức đảng sử dụng ứng dụng sổ tay đảng viên điện tử
trong hoạt động Đảng. Tối thiểu 95% các tổ chức đảng thực hiện nghiêm việc đăng
ký lịch sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ hằng tháng và đánh giá chất lượng
sinh hoạt trên phần mềm Quản lý công tác Đảng đảm bảo đúng thời gian quy định. (7) 80% trở lên chi, đảng bộ cơ sở có tin, bài về
triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng chuyển về
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Đảng bộ Khối và các phương tiện thông tin
đại chúng khác. (8) Có từ 90% trở lên tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và hội cựu chiến
binh cơ sở được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 50% doanh nghiệp được công nhận là
doanh nghiệp giỏi.
2. Các nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu
2.1. Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng
(1) Đẩy mạnh công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; nâng cao hiệu quả công tác dân vận: Đổi mới nội
dung, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê
bình. Chú trọng xây dựng Đảng về đạo đức; cấp ủy các cấp và cán bộ lãnh đạo, quản
lý, nhất là người đứng đầu phải đi trước nêu gương, làm gương trong lãnh đạo,
chi đạo, điều hành, trong mọi mối quan hệ công tác và cuộc sống. Chủ động nắm bắt
tình hình tư tưởng, cung cấp thông tin, định
hướng dư luận gắn với giải quyết tốt các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gây bức xúc
từ trong chi bộ, cơ quan, đơn vị, đảm bảo thống nhất về tư tưởng trong Đảng.
Thực hiện đảm bảo
tiến độ, chất lượng, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
năm 2023 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, hướng
dẫn của Tỉnh. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền và
hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên các cấp; duy trì biên soạn, cung cấp
thông tin sinh hoạt chi bộ hằng tháng đảm bảo kịp thời, chất lượng. Tăng cường lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân vận,
đẩy
mạnh dân vận chính quyền đi đôi với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nâng cao vai trò, đẩy
mạnh hoạt động có hiệu quả của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở Đảng
ủy Khối; kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, người lao động phản ánh, bức xúc theo đúng quy định.
(2) Chú trọng thực hiện đồng
bộ các giải pháp trong công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên: Triển khai có hiệu quả
việc thực hiện Chương trình hành động số 19 CTr/TU ngày 30/9/2022 về Chương
trình hành động số 19-CTr/TU ngày 30/09/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về
tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Tiếp tục triển khai các giải
pháp Quyết định số 535-QĐ/TU ngày 12/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án
“Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
bộ Khối các cơ quan tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức đảng gắn
với nâng cao chất lượng, xây dựng chi bộ bốn tốt, đảng bộ cơ sở bốn tốt
trong Đảng bộ Khối. Nâng cao chất lượng
sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ thường kỳ, sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề,
đặc biệt trong Khối doanh nghiệp; khắc phục tình trạng đơn điệu, hình thức
trong sinh hoạt đảng ở một số tổ chức đảng. Thường xuyên rà soát, hoàn thiện
các quy định, quy chế, quy trình, cơ chế phối hợp liên quan đến tổ chức đảng, cấp
ủy đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp chế độ tập thể
lãnh đạo với phát huy trách nhiệm cá nhân. Triển khai kế hoạch phát triển đảng viên, đề ra
các giải pháp, lộ trình cụ thể từ khâu phát hiện, lựa chọn giới thiệu nguồn; bồi
dưỡng, giúp đỡ quần chúng ưu tú; hướng dẫn lập hồ sơ, lý lịch của người xin vào
đảng, công tác thẩm tra, xác minh lý lịch và trình tự, thủ tục kết nạp đảng
viên mới... đảm bảo nhanh, gọn và chặt chẽ phù hợp với thực tiễn. Thường xuyên chỉ đạo các
cấp ủy cơ sở phối hợp chặt chẽ với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú để trao đổi,
kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ nơi cư trú theo Quy định số
213-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị; thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ đảng
viên theo quy định.
(3) Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật của đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
lãng phí; xử lý nghiêm tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm: Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật Đảng, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ,
đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo. Chú trọng kiểm tra cách cấp,
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm gắn với xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên. Triển
khai đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
đảng gắn với khắc phục hạn chế, tồn tại sau thanh tra, kiểm tra, xét xử, thi
hành án; chú trọng thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm. Cấp
ủy viên các cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu,
nêu cao trách nhiệm trong công tác xây dựng Đảng về mọi mặt và công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chịu trách nhiệm khi để ngành, lĩnh vực,
cơ quan, đơn vị mình phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Quan tâm củng cố kiện
toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, ủy ban kiểm tra, cán bộ, đảng viên
làm công tác kiểm tra, giám sát các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.
(4) Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI,
XII, XIII), Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 26/01/2022 của Tỉnh ủy thực
hiện Kết luận số 21-KL/TW về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng: Thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII),
Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 26/01/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Kết
luận số 21-KL/TW, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ
Chính trị và Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 15/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực
hiện Kết luận số 01-KL/TW; trong đó tập trung công tác tuyên truyền về nội dung, giá trị
và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh; về chuyên đề
toàn khóa và hằng năm. Chú trọng xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến, biểu
dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm và tăng cường
kiểm tra giám sát các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong rèn luyện đạo đức,
lối sống, tác phong, lề lối công tác; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp
đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ.
(5) Công tác xây dựng cơ quan, đơn vị và lãnh đạo các Đoàn thể: Chỉ đạo sát sao cán bộ,
đảng viên thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn
hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp… góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét và nâng
cao tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả của đội ngũ trong thực thi nhiệm vụ,
đảm bảo sự nghiêm minh của nền hành chính; góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Quan tâm lãnh đạo các tổ
chức đoàn thể kịp thời củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
theo hướng thiết thực hiệu quả, tránh biểu hiện hình thức, hành chính hóa trong
hoạt động; đưa các hoạt động về cơ sở với nội dung trọng tâm, thiết thực, hiệu
quả. Lãnh đạo đoàn thể tích cực tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng cơ
quan và thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội; đổi mới trong công
tác đánh giá, xếp loại để nâng cao ý thức trách nhiệm của đoàn viên, hội viên
trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như trong tham gia các hoạt động đoàn
thể. Phát huy vai trò của Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục, bồi
dưỡng đoàn viên ưu tú; nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng
xem xét kết nạp; tiếp tục triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu
trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.
2.2. Lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị
Các cấp ủy cơ sở phối hợp với lãnh đạo cơ
quan, đơn vị cụ thể hóa Nghị quyết số 12 NQ/TU ngày 28/11/2022 của Tỉnh ủy về
phương hướng nhiệm vụ năm 2023 và chủ đề công tác “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
và chất lượng đời sống Nhân dân”, Nghị
quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội năm 2023 và Chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai nhiệm
vụ năm 2023; đồng thời bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành
Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh xây dựng các chỉ tiêu, đề ra giải
pháp triển khai nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và lãnh đạo CBĐV, CCVCLĐ thực hiện. Chủ động
tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch
các giải pháp cụ thể hóa các chủ trương, chính sách trong các lĩnh vực từ xây dựng
Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, phòng chống
tham nhũng, lãng phí. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức,
lao động tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, hoàn thành các
chỉ tiêu kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị góp phần thực hiện thuận lợi các chỉ
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chủ động phối hợp lãnh đạo
đơn vị xây dựng quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức
cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể; cải
tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật
và công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận góp phần xây dựng phong trào thi đua doanh nghiệp giỏi.
Ban Biên tập
ĐỂ VIỆC HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NGÀY
CÀNG THẤM SÂU, NHÂN LÊN NHỮNG TẤM GƯƠNG, VIỆC LÀM TỐT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách
mạng, là biểu tượng về ý chí, nghị lực và sự phấn đấu, hy sinh không ngừng vì
độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Để việc học tập, làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu, nhân lên những
tấm gương, việc làm tốt đẹp trong đời sống xã hội, Ban Biên tập trân trọng giới
thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa –Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương:
1. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương
sáng và mẫu mực về tư tưởng và phong cách gần dân, trọng dân, suốt đời vì nhân
dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Sinh ra
trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, cơ cực, nên nỗi suy tư, trăn
trở lớn nhất của Người chính là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi”. Nỗi niềm đó đã trở thành khát vọng mãnh liệt, thôi thúc Người ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân, khởi đầu cho một hành trình gian lao, nhưng đầy vinh
quang - Hành trình khát vọng: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”.
Trên hành trình ấy,
chứng kiến những nỗi đau của mỗi kiếp cần lao, mỗi đời nô lệ, khi bắt gặp ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lòng yêu nước, thương dân của Người đã hòa
nhịp, kết tinh với tình yêu thương nhân loại; khát vọng giải phóng dân tộc gắn
liền với khát vọng giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi mọi áp bức,
bất công. Lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; hết lòng
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đã trở thành động lực, lẽ sống mà trọn đời
mình - Người đã dâng hiến, hy sinh!
Đi theo con đường
cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn, cách mạng Việt Nam đã ghi những trang sử
vàng chói lọi, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định và tiếp nối hành trình
Hồ Chí Minh, Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các biện pháp mạnh mẽ,
quyết liệt, đồng bộ; tập trung làm tốt 3 vấn đề: Học tập, làm theo, nêu gương;
đồng thời, khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ và hành động vì lợi
ích chung, vì hạnh phúc của nhân dân. Quán triệt và thực hiện tinh thần đó,
thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh ngày càng đi vào chiều sâu, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả; và từ đó,
đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn,
gian khổ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp sức xây dựng và phát
triển đất nước.
Những
câu chuyện về các tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm
theo Bác, bằng những việc làm thiết thực đã và đang cổ vũ mọi người dân Việt
Nam bước tiếp hành trình đầy vẻ vang, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình
ảnh người giáo viên đã 80 tuổi đời vẫn không một ngày ngơi nghỉ với công tác
khuyến học, khuyến tài; một cô giáo băng mình giữa dòng thác lũ đưa học
trò tới lớp; người bác sĩ dành trọn cuộc đời vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, mang hạnh phúc đến với những gia đình thiếu vắng tiếng cười trẻ
thơ, những trẻ em chịu ảnh hưởng của chất độc da cam; những cán bộ, chiến sĩ,
doanh nhân, công nhân, nông dân, cựu chiến binh… sẵn sàng đến với miền núi, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa, không quản khó khăn, nguy hiểm vì sự bình an và hạnh
phúc của nhân dân… khiến chúng ta thực sự xúc động và trân trọng biết bao!
Những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo Bác đến từ nhiều ngành,
nghề, địa phương khác nhau, song đều có một điểm chung, đó chính là mẫu mực nêu
gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luôn
thể hiện bản lĩnh, khí phách kiên cường, sẵn sàng hy sinh “Tận hiến vì dân”.
Điều đó càng khẳng định phẩm giá, khí phách con người Việt Nam, tiếp tục bồi
đắp và tỏa sáng những hệ giá trị cao quý của quốc gia, văn hóa, con người Việt
Nam trong thời kỳ mới.
2. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta di sản vô cùng quý báu, đó là: Thời đại Hồ
Chí Minh; sự nghiệp Hồ Chí Minh; tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người đã trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm, niềm tự hào
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Trong giai đoạn
hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực
phấn đấu hơn nữa, nhân lên những điều tốt đẹp để cả dân tộc ta là “một rừng
hoa đẹp”, xây dựng và phát triển đất nước, lan tỏa và góp phần làm cho tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu, thực sự trở thành
nền tảng tinh thần vững chắc trong đời sống xã hội.
Sau
hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, “đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay”; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; an sinh xã hội được chú trọng,
quan tâm trong từng chính sách phát triển. Việt Nam có Chỉ số phát triển con
người thuộc nhóm cao trên thế giới và cũng là một trong những nước đi đầu trong
việc hoàn thành sớm các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ, được bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Sự kiện Việt Nam trúng cử là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên
trường quốc tế, mà còn là lời khẳng định về nỗ lực và thành quả của Việt Nam
trong việc chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa nhân
văn, vì con người - đó chính là sự tiếp nối hành trình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khơi mở và dẫn đường. Lời chỉ dạy của Bác: “Việc gì có lợi cho dân phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” và quan điểm “Dân
là gốc” tiếp tục được quán triệt thực hiện trong toàn Đảng với tinh thần:
Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, mọi chủ trương, đường
lối, chính sách phải thật sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu của Đảng.
Trong thời gian
tới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, nâng cao chất
lượng, hiệu quả việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ
Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 các khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Kết luận số 21-KL/TW ngày
25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ,
đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022
của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về tăng cường củng cố xây dựng tổ
chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.
Mỗi cán bộ, đảng
viên cần “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, nêu cao
tính tiền phong, gương mẫu, tự tu dưỡng, rèn luyện; nêu gương bằng những việc
làm, hành động cụ thể theo đúng phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong
trước, ngoài sau”, “chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”, “học
tập đi đôi với làm theo”; thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”;
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, vì hạnh
phúc của nhân dân.
Mỗi tập thể, cá
nhân cần phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực,
tự cường, bản lĩnh, khí phách của con người Việt Nam, thi đua, học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tích cực tham gia các phong
trào thi đua yêu nước, tương thân, tương ái, đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh
tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ mới.
Và
để có thêm nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu,
xây dựng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; đẩy mạnh việc phát hiện, bồi
dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương,
điển hình trong học tập và làm theo Bác, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã
hội; đổi mới hơn nữa nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để di sản mà Người để lại
tiếp tục được khẳng định và phát huy mạnh mẽ; khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh
của văn hóa, con người Việt Nam, tinh thần cống hiến, ý chí, khát vọng phát triển đất nước.
Năm 2022 ghi dấu
chặng đường 95 năm tác phẩm “Đường Cách mệnh” và 75 năm tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian qua đi, song những chỉ dẫn của
Người trong các tác phẩm ấy vẫn có ý nghĩa thời đại sâu sắc, là cuốn cẩm nang
để mỗi chúng ta tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, giữ vững niềm tin, kiên định
lý tưởng, nâng cao bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn, tiếp nối hành trình thực
hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, vững bước trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội./.
Theo tuyengiao.vn
Về thời điểm chi bộ xem xét kết nạp
đảng viên
Hỏi: Thời điểm
chi bộ xem xét kết nạp đảng viên là thời điểm nào? Là ngày quần chúng được chi
bộ xem xét cảm tình Đảng hay ngày chi bộ ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng
viên?
Trả lời: Căn cứ
Khoản 1, Điều 2, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam “Công dân từ 18 tuổi trở lên…
đều có thể được xem xét kết nạp vào Đảng”; căn cứ Điểm 1.1.1, Khoản 1, Quy định
số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Điều lệ Đảng
“Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi
(tính theo tháng).
Như vậy,
người vào Đảng phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trên, sau đó
mới thực hiện các bước tiếp theo về thủ tục xem xét, kết nạp đảng viên tại Điểm
3, Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 28/9/2021 cả Ban Bí thư hướng dẫn một số vấn đề
cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.
Do đó, thời
điểm chi bộ xem xét kết nạp là thời điểm người vào Đảng phải đủ tiêu chuẩn,
điều kiện, có đơn xin vào Đảng, lý lịch của người vào Đảng, văn bản giới thiệu
của đảng viên chính thức, nghị quyết giới thiệu đoàn viên của BCH Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn
viên công đoàn của BCH công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn
thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi
cư trú./.
Theo Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 11/2022
BAN
BIÊN TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG ỦY KHỐI