I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN THÁNG 11/2022
1. Tiếp tục thông tin, tuyên truyền nội dung các nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm và kết quả Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khóa XIII; về hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và diễn biến,
kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; về nội dung, chương trình, kết quả Kỳ họp
thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
2. Tuyên
truyền, phổ biến các văn bản: (1) Nghị quyết số 10-NQ/TU
ngày 26/9/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên
tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước giai đoạn
2022-2030. (2) Quy định số 771-QĐ/TU ngày 21/10/2022 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ; (3) Thông báo số 730-TB/TU
ngày 20/10/2022 Thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy về tình hình
triển khai thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 15/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
3. Tiếp tục
đẩy mạnh việc quán triệt, tuyên truyền, giáo dục trong đảng và cán bộ, đảng
viên, CCVC-LĐ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Tuyên truyền các văn bản của Trung ương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập: (1) Quyết định số 1373/QĐ-TTg
ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2021-2030”; (2) Quyết định số 387/QĐ-TTg
ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh
phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn
2021-2030”; (3) Quyết định số 677/QĐ-TTg
ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô
hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030”.
4. Tuyên truyền Hội thi
bí thư chi bộ giỏi năm 2022 cấp Cụm và cấp Đảng bộ Khối theo Kế hoạch số
86-KH/ĐUK ngày 08/8/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về tổ chức Hội thi Bí
thư chi bộ giỏi năm 2022.
5. Tiếp tục tuyên
truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, CCVC-LĐ thực hiện đúng nguyên tắc sử
dụng, cung cấp, tương tác trên mạng xã hội theo Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã
hội và theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK ngày 02/11/2021 của Ban Chấp hành
Đảng bộ Khối về “Tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng và
đảng viên của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh khi sử dụng mạng xã hội giai đoạn
2021 – 2025”, Chủ động thông tin tuyên truyền, nắm bắt, định
hướng tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; phát huy vai tro của Ban Chỉ đạo 35
các cấp trong đấu tranh, phản bác các thông tin giả, sai sự thật, xấu, độc về tỉnh
Quảng Ninh, bảo đảm môi trường tư tưởng xã hội ổn định.
6. Tuyên truyền kỷ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh trong tháng 11/2022: 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11); 86 năm ngày Truyền thống công
nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành Than (12/11); 92 năm ngày Thành lập Mặt trận
Dân tộc thống nhất – ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11); 40
năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt
(23/11); 202 năm ngày sinh Ph. Ăng-ghen (28/11); 50 năm Chiến thắng “Hà Nội -
Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022)…
II. ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
VÀO CUỘC SỐNG: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
QUẢNG NINH
Trước sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Cao đẳng Y tế
(CĐYT) Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số, coi đây vừa là thách thức vừa
là thời cơ để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của Nhà trường.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU
ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đảng ủy Trường CĐYT Quảng Ninh đã
xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết
09-NQ/TU, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng
viên, giáo viên nhà Trường. Sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám
hiệu, gần một năm qua, chuyển đổi số tại Trường CĐYT Quảng Ninh đã thay đổi
toàn diện các mặt công tác của nhà trường.
Công tác cải cách hành chính: Đến
nay, 100% cán bộ, viên chức, người lao động trong Trường được tham gia đào tạo,
tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ
số; tối thiểu 20% cán bộ, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân
tích, xử lý dữ liệu bằng các công cụ số; khai thác và sử dụng hiệu quả phần mềm
chính quyền điện tử, đảm bảo 100% công việc được xử lý trên hệ thống chính quyền
điện tử, sử dụng thành thạo chữ ký số,
cho phép 90% các băn bản của nhà trường được xử lý trên chính quyền điện tử;
xây dựng được nền tảng dữ liệu để kết nối và chia sẻ thông tin giữa các phòng,
khoa, đơn vị trong Trường; với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh;
Công khai các hoạt động của nhà trường, khoa phòng trên webside; 100% sinh viên
có thể tra cứu các thông tin về lịch học, chương trình học, điểm thi trên các
phần mềm do nhà trường cung cấp.
Công tác nghiên cứu khoa học:
Xây dựng và số hoá xong khoảng 80 quy trình đảm bảo chất lượng để phục vụ cho
khâu kiểm định trong và đánh giá ngoài theo yêu cầu của Bộ LĐTBXH. Chủ trì tổ
chức các hội thảo nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số. Chỉnh
sửa, cập nhật bộ công cụ lượng giá, tổ chức cho sinh viên thi kết thúc môn học
bằng hình thức trắc nghiệm khách quan trên máy tính.
Kết quả của công tác tuyển sinh:
Đã thiết kế và đưa vào sử dụng một fanpage phục vụ công tác tuyển sinh, công
khai đầy đủ hoạt động của Trường, thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, các đợt tuyển
sinh, ngành học, thủ tục đăng ký tuyển sinh để sinh viên tiện tra cứu, tìm hiểu.
Thí sinh có thể đăng ký tuyển sinh theo nhiều cách: gọi đến số hotline của bộ
phận tuyển sinh để được tư vấn trực tiếp, có thể nộp hồ sơ online, bộ phận tuyển
sinh có người trực gọi lại cho thí sinh để tư vấn hoặc đăng ký tuyển sinh bằng
cách quét mã QR code. Sự cố gắng, nỗ lực để chuyển đổi số trong công tác tuyển
sinh giúp Nhà trường theo dõi, cập nhật nhanh chóng, chính xác số lượng thí
sinh tương tác và đăng ký tuyển sinh để tư vấn và hỗ trợ kịp thời, vừa giúp thí
sinh dễ dàng khai thác thông tin và thực hiện được nhu cầu của bản thân thuận
tiện lại không tốn kém.
Đối với công tác quản lý sinh
viên, Nhà trường đã thực hiện số hoá xong toàn bộ hồ sơ của sinh viên theo quy
định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện quản lý hồ sơ tuyển sinh bằng
phần mềm tuyển sinh; tạo hồ sơ điện tử để quản lý HSSV theo đơn vị lớp.
Công tác
đào tạo của Trường đã có sự chuyển biến tích cực trong cả giảng dạy lý thuyết
và lâm sàng. Với giảng dạy lý thuyết, Nhà trường ứng dụng phần mềm Moodle để
triển khai dạy học bằng Elearning. Cán bộ giáo viên nhà trường đã nỗ lực thiết
kế và hoàn thiện Hồ sơ giáo viên điện tử, bao gồm: chương trình môn học, giáo
án, giáo trình, tình huống, vấn đề học tập, bộ câu hỏi lượng giá và video bài
giảng. Tất cả nguồn tài nguyên phục vụ giảng dạy sau khi được số hoá sẽ được up
lên hệ thống Elearning. Hệ thống Elearning được cấu trúc lại khoa học, phân biệt
học phần, kỳ học, khoá học để thuận tiện cho việc truy cập học tập, nghiên cứu.
Các mô hình học cụ được giảng
viên khoa y nghiên cứu cài đặt các chỉ số bất thường (về mạch, huyết áp, tần số
thở), dấu hiệu bất thường (ho, thở rên…) như tình huống bệnh thường gặp trên
lâm sàng, giúp sinh viên được trực quan, rèn luyện kỹ năng nhận định những bất
thường trên người bệnh. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin, các thầy cô
không ngừng hoàn thiện kỹ năng thiết kế thiết kế bài giảng bằng powerpoint, thiết
kế trò chơi để tăng hứng thú, cuốn hút sinh viên.
Dạy học trên lâm sàng của nhà
trường hiện nay cũng khai thác Elearning để tiết kiệm, tiện lợi và hiệu quả.
Giáo viên đã up bảng đánh giá lâm sàng Rubrics
lên hệ thống Elearning, tạo diễn đàn. Sinh viên đi lâm sàng sẽ ghi nhật ký lâm
sàng, cập nhật những việc đã làm, báo cáo tình trạng bệnh nhân được giao phụ
trách, viết nội dung giao ban trên diễn đàn.
Những nỗ lực để chuyển đổi số thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong
cách dạy và cách học của nhà trường. Trước đây, dù nhận thức được rằng muốn
nâng cao chất lượng dạy học thì cần phải lấy người học làm trung tâm, nhưng mọi
cố gắng của giáo viên cũng chỉ có thể dừng ở chỗ áp dụng tổng hợp các phương
pháp: như phát vấn, thảo luận nhóm, đóng vai để tạo điều kiện cho sinh viên được
được hoạt động trong giờ học, mà chưa có cách phát huy khả năng tự học của sinh
viên. Từ khi khai thác Elearning vào giảng dạy, số hoá được nguồn tài nguyên,
sinh viên có thể nghe bài giảng của giáo viên không hạn chế. Theo quy định của
nhà trường, chỉ khi đạt từ điểm 5 trở lên trong phần trả lời câu hỏi lượng giá
sinh viên mới đủ điều kiện dự giờ học lý thuyết trên lớp nên 100% sinh viên buộc
phải tự ở nhà. Có công cụ và giải pháp phát huy tối đa năng lực tự học của sinh
viên, trên lớp, giáo viên không dạy lại lý thuyết mà sẽ đóng vai trò là trọng
tài, tổ chức cho sinh viên thảo luận, giải quyết tình huống, vấn đề được đặt ra
trong bài học. Thông qua việc nghe sinh viên báo cáo, thảo luận trả lời câu hỏi
lượng giá, giáo viên sẽ tìm ra lỗ hổng kiến thức từ đó giáo viên nhận xét, đánh
giá, phân tích, bổ sung, tức là giảng để lấp lỗ hổng cho sinh viên sau đó chốt
lại những kiến thức cơ bản. Tiếp cận cách học này, sinh viên của nhà trường thực
sự trở thành trung tâm của quá trình dạy - học, các em được phát huy tối đa khả
năng tự học, rèn luyện được các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận…
do đó sẽ năng động và tự tin hơn.
Chuyển đổi số
cũng giúp công tác quản lý của Trường được dễ dàng và hiệu quả. Lãnh đạo nhà
trường và cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát chỉ cần truy cập hệ thống
Elearning sẽ đánh giá được tiến độ và chất lượng tài nguyên môn học của giáo
viên, trong mỗi học phần. Kết quả kiểm, tra giám sát hoạt động của giáo viên là
cơ sở để nhà trường đánh giá, phân loại lao động hàng tháng cũng như đánh giá xếp
loại viên chức, xếp loại đảng viên cuối năm một cách công bằng, dân chủ và
khách quan. Truy cập Elearning, sổ tay lâm sàng điện tử, giáo viên sẽ quản lý
được mọi hoạt động của sinh viên, có đầy đủ minh chứng đánh giá ý thức và kết
quả học tập, kịp thời tương tác để hưởng dẫn, uốn nắn cho sinh viên.
Sự quyết tâm và
vào cuộc của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường CĐYT Quảng Ninh đã khơi dậy tiềm
năng trí tuệ, sức trẻ và nhiệt huyết của tập thể cán bộ, giáo viên viên chức
nhà trường tham gia thực hiện chuyển đổi số. Mọi hoạt động của nhà trường đều
đi vào nề nếp và khoa học hơn, vừa nâng cao hiệu quả công tác, vừa tiết kiệm
chi phí, vật tư, mang lại sự hiệu quả và tiện lợi nên tạo được niềm tin, sự hứng
khởi cho cả thầy và trò.
Đảng ủy Trường CĐYT Quảng Ninh
ĐẢNG BỘ CƠ QUAN VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ
LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Nhằm thực hiện tốt
Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW
ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 15/9/2021, của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và chỉ đạo của Đảng ủy
khối về “Tiếp tục
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, hơn
3 năm qua, Đảng
bộ cơ quan Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Ninh đã
duy trì tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập, làm theo, tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần trong
toàn cơ quan.
Việc làm này đã và đang trở thành thói quen đối
với mỗi cán
bộ, đảng viên, công chức, người lao động trong học tập và làm theo Bác.
Thực hiện Công văn số 60-CV/BTGĐUK, ngày
01/10/2019, của Đảng
ủy khối các cơ quan tỉnh “Về
việc thực hiện hát Quốc ca trong nghi lễ chào cờ Tổ quốc tại các cơ quan”, từ đầu tháng 10/2019 đến nay, vào mỗi sáng thứ Hai
đầu tuần, Đảng bộ cơ quan VKSND tỉnh
Quảng Ninh đều tổ chức thực hiện Lễ
chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca (trừ thời gian thực hiện giãn cách xã hội để
phòng chống dịch bệnh Covid 19). Việc điều hành lễ chào cờ được Đảng ủy phân công từng Chi bộ luân
phiên thực hiện.
Điểm mới là sau Lễ chào cờ, Đảng ủy đã chỉ đạo toàn thể cán bộ, đảng
viên, quần chúng trong cơ quan cùng tham gia
sinh hoạt chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Theo đó, một đồng chí đảng viên trong Chi bộ được phân
công trực ban sẽ trình bày các nội dung đã được chuẩn bị trước như: kể câu
chuyện từ đó liên
hệ thực tiễn sát với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị
và cá nhân cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong lối sống sinh
hoạt hàng ngày; xen giữa hoặc kết thúc câu chuyện có thể cho mọi người xem
thêm đoạn
phim tư liệu, các hình ảnh, bài hát về Bác… để minh họa làm phong phú thêm, giúp mọi người hiểu rõ
hơn về cuộc
đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác, từ đó rút những bài học về
tác phong làm việc, đức tính giản dị, tiết kiệm, cách ứng xử, khả năng
tổng hợp khái quát, trình bày một vấn đề ... Sau đó người chủ trì
sẽ chỉ
định bất kỳ đảng viên hoặc
quần chúng phát biểu, nhận xét, đánh giá việc điều hành Lễ chào
cờ và hình thức, nội dung kể chuyện.
Trong sinh hoạt chuyên
đề, còn kết
hợp khéo léo với việc nhắc nhở cán bộ, đảng viên trong công tác và sinh hoạt
hằng ngày, cũng
thông qua đó đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ. Để có thể kể chuyện, trước đó Chi
bộ đã giao cho đảng viên, nhất là đảng viên trẻ
tự nghiên cứu, xây dựng báo cáo đề dẫn về tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Bác, liên
hệ vào thực tiễn công việc. Đồng thời giao cho từng đảng viên trong chi bộ
chuẩn bị trước các ý kiến đóng góp. Đây cũng là một phương
thức hữu hiệu để rèn tâm lý và kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ
năng tổng hợp, phân tích, kỹ năng tập trung theo dõi để cảm nhận, nhận xét và
đánh giá... cho cán bộ, đảng viên, quần
chúng, nhất là các đảng viên trẻ.
Qua hơn ba năm thực hiện đổi mới về nội dung,
phương pháp, hình thức việc sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo Bác đã mang
lại hiệu quả thiết thực, tạo hứng khởi tích cực trong toàn cơ quan, khơi dậy được sự tự
giác, ý
thức trách
nhiệm, tính tiền
phong gương
mẫu của cán bộ, đảng viên, lan tỏa đến quần chúng, giúp mọi người dễ nhớ, dễ hiểu,
dễ thực hiện trong học tập, nghiên cứu, áp dụng vào việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và các kỹ năng lối sống sinh hoạt hằng ngày. Việc làm này đã phát huy được hiệu quả trong việc
giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng
cơ quan, góp phần hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của ngành là thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, không để xảy ra oan, phục vụ tốt
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong thời gian tới,
Đảng bộ cơ quan VKSND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì và nhân rộng
mô hình thực hiện nghi thức chào cờ, hát Quốc ca vào mỗi sáng thứ Hai gắn với
việc kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác. Luôn đổi mới, khuyến khích việc sưu
tầm, tìm hiểu những mẩu chuyện hay, những phóng sự mang nhiều giá trị lịch sử
để góp phần làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đấu tranh và
đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về chính trị tư ưởng, đạo đức lối sống, tự diễn
biến, tự chuyển hóa; kịp thời động viên, khen thưởng và nhân rộng những
cách làm hay đối với tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, có tư duy đổi mới, sáng
tạo…để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là một thành viên tích cực trong
việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” và thực hiện lời Bác Hồ dạy cán bộ Kiểm sát: “Công
minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Đảng ủy VKSND tỉnh
Quảng Ninh
BAN BIÊN TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG ỦY KHỐI